Trang Thông tin điện tử

xã Cồn Thoi - Huyện Kim Sơn

Thứ năm, 19/09/2024

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Thứ hai, 21/08/2023

Kính thưa toàn thể nhân dân!
Theo số liệu báo cáo từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 57.698 trường
hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 14 trường hợp tử vong. Tại tỉnh Ninh Bình đã
ghi nhận 36 ca bệnh sốt xuất (9 ca bệnh nội tỉnh và 27 ca bệnh xâm nhập); 05 ổ
dịch sốt xuất huyết trong đó có 04 ổ dịch đã kết thúc và 01 ổ dịch đang hoạt động
tại thôn 5, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp. Tại huyện Kim Sơn, theo số liệu báo
cáo từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 04 ca bệnh xâm nhập.
Số mắc và tử vong tuy giảm so với cùng kỳ năm 2022 nhưng có xu hướng
gia tăng trong các tuần gần đây. Đây là thời gian có mưa nhiều và nắng nóng là
điều kiện cho muỗi truyền bệnh phát triển, dự báo số mắc có xu hướng gia tăng
trong thời gian tới nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch.
Huyện Kim Sơn có đặc thù là dân di biến động rất lớn nên việc dịch bệnh
xâm nhập là rất dễ xảy ra. Để chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết, kính đề
nghị các cấp, các ngành triển khai tuyên truyền, vận động nhân dân cần chủ động
các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết, cụ thể như sau:
* Các biện pháp phòng bệnh cá nhân (phòng chống muỗi đốt):
+ Mặc quần áo dài tay.
+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...
+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
+ Nếu trong gia đình có người được chẩn đoán sốt xuất huyết, cho người bị
sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người
khác.
* Chủ động tham gia thu dọn vật dụng phế thải chứa nước đọng, nơi bọ
gậy, muỗi phát triển:
Các cấp, các ngành và toàn dân hãy cùng chung tay triển khai chiến dịch diệt
muỗi, bọ gậy để chủ động phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết:
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để tránh muỗi vào đẻ trứng.
- Thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp...) hàng tuần.
- Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà, dọn vệ
sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến để tránh nước
đọng. Sắp xếp đồ đạc trong nhà gọn gàng sẽ giúp hạn chế nơi trú ẩn của muỗi.
- Đối với những dụng cụ chứa nước như khay nước tủ lạnh, bát nước kê chạn
hoặc tủ đựng chén bát... thì cho muối hoặc dầu ăn vào nước sẽ khiến muỗi không
thể đẻ trứng.
- Bình đựng hoa phải thường xuyên được thay nước.
- Lấp đầy các ổ nước bằng đất, đá hoặc tháo cạn nước trong các ổ nước.
- Phát quang cây cối vừa làm giảm nơi sinh sản của các loài thích đẻ trứng
trong các ổ nước có bóng râm, vừa phá bỏ nơi trú ẩn của muỗi trưởng thành. Xử lý
nguồn nước, khơi thông cống rãnh.
- Hàng tuần các gia đình hãy dành thời gian chỉ khoảng 15 phút để kiểm tra
toàn bộ các vật dụng có chứa nước ở trong nhà như: bể nước, chậu cây cảnh, hòn
non bộ, lọ hộp, thùng xốp, các vật dụng phế thải đọng nước… để kịp thời phát hiện
các ổ bọ gậy và xử lý kịp thời, không để bọ gậy phát triển thành muỗi vằn truyền
bệnh Sốt xuất huyết, đặc biệt các gia đình chú ý kiểm tra trong nhà và xung quanh
nhà ngay sau mỗi trận mưa và đảm bảo không có bất cứ vật dụng hay đồ phế thải
nào có đọng nước mưa để loại trừ nơi sinh sản của bọ gậy, không để phát sinh muỗi
vằn truyền bệnh Sốt xuất huyết.
Khi phát hiện có người bị sốt đề nghị các gia đình, cơ quan, đơn vị, trường
học thông báo ngay cho Trạm Y tế xã, thị trấn trên địa bàn nơi cư trú để được tư
vấn, hướng dẫn các biện pháp chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh kịp thời, không
để bệnh sốt xuất huyết lây lan ra cộng đồng
 

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 59907

Trực tuyến: 127

Hôm nay: 272