LỄ HỘI ĐỀN NGHUYỄN CÔNG TRỨ
Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ là lễ hội được người dân Kim Sơn tổ chức nhằm tỏ lòng biết ơn Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ trong việc giúp nhân dân khai hoang, lập ấp. Lễ hội này được đánh giá là một lễ hội độc đáo gắn liền với nhiều hoạt động có giá trị văn hóa nghệ thuật lâu đời.
*Địa điểm Đền Nguyễn Công Trứ
Đền thờ Nguyễn Công Trứ tọa lạc tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, cách nhà thờ đá Phát Diệm khoảng 2,5km. Nơi đây được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
*Kiến trúc đền Nguyễn Công Trứ
Kiến trúc chính của đền được thiết kế theo kiểu chữ Đinh, Tiền đường 5 gian, Chính cung 3 gian. Bên trái, bên phải Tiền đường chính là 2 cột đồng trụ, bên trong Tiền đường chính là án hương, giá trống chiêng và 3 bức đại tự để thờ Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ.
Gian giữa của Chính Cung là nơi để bàn thờ Nguyễn Công Trứ. Trên bàn thờ gồm có một bát hương bằng men sứ trắng với họa tiết màu xanh thẫm vẽ hình lưỡng long chầu nguyệt. Có thể nói rằng đây là bát hương cổ rất quý có từ đời nhà Trần. Hai gian bên của Chính Cung là hai bàn thờ để bài vị lớn thờ 62 cụ chiêu mộ, nguyên mộ có công khẩn hoang cùng Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ.
*Lịch sử của đền Nguyễn Công Trứ
Vào năm 1852 nhân dân làng Kim Sơn ngôi Sinh Từ để cứ vào dịp sinh nhật của Nguyễn Công Trứ thì họ sẽ tổ chức hội mừng sinh nhật ông. Sau này khi ông mất, người dân Kim Sơn quyết định đóng góp tiền bạc và xây dựng thêm một tòa nữa bên cạnh gian nhà cũ gọi là Tiền đường là nơi thờ Nguyễn Công Trứ.
Kể từ thời điểm đó đến này thì đền thờ Nguyễn Công Trứ đã được tôn tạo và trùng tu nhiều lần nhờ nguồn vốn và ngân sách nhà nước. Cơ sở vật chất tại đây càng hoàn thiện đã góp phần tạo nên sự thành công của lễ hội đền Nguyễn Công Trứ hàng năm.
* Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ được tổ chức để ghi nhớ công ơn của Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ. Lễ hội được tổ chức từ ngày 14 tháng 11 đến 16 tháng 11 âm lịch hàng năm.
3.1 Phần lễ
Trong quá trình diễn ra lễ hội đền Nguyễn Công Trứ phần lễ được diễn ra trang trọng, an toàn và văn minh, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của nhà nước. Phần lễ chính là nghi thức dâng hương tại đền thờ với sự tham gia của hàng trăm đoàn tế từ các làng trên địa bàn huyện tham gia. Trong 3 ngày, các phần tế Cáo yết, Chính kỵ và tế Tạ sẽ được diễn ra lần lượt và theo đúng trình tự cũng như phong tục vốn có.
3.2 Phần hội
Phần hội chủ yếu sẽ diễn ra các trò chơi trên sông nước như đua thuyền trên nhánh sông Vạc. Đây là một nét đặc trưng không thể thiếu của lễ hội này khi được diễn ngay tại vùng đồng bằng ven biển. Ngoài ra, các trò chơi dân gian cũng được nhiều người ưa chuộng.
Đặc biệt vào ban đêm, lễ hội thường diễn ra các tiết mục văn nghệ vô cùng đặc sắc. Điểm gây ấn tượng của những tiết mục này đó chính là người biểu diễn chính là những người dân địa phương và nội dung trong từng vở diễn, lời ca đều liên quan ít nhiều đến Dinh điền sứ. Có thể thấy, bên cạnh yếu tố tâm linh trong việc tổ chức các hoạt động tế lễ thì Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ được tổ chức hàng năm đã và đang góp phần to lớn trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc trong đó có điệu ca trù vô cùng đặc sắc.
*Nhân dịp kỷ niệm 166 năm ngày mất của Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ (14/11/1858-14/11/2024 âm lịch), UBND huyện Kim Sơn đã ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm diễn ra từ 12 đến 14/12, tức 12-14/11 âm lịch, cụ thể như sau:
- Ngày 12/12 đến 14/12 tổ chức Lễ dâng hương tri ân và tưởng nhớ công lao của ông và các bậc tiền nhân có công khẩn hoang, lập ấp, thành lập nên huyện Kim Sơn ; Các hoạt động Văn hoá-Thể thao (tổ tôm điếm, cờ tướng, kéo co, bơi chải, bóng bàn…. tại Đền Nguyễn Công Trứ, Nhà văn hoá xã Quang Thiện.
- Đêm ngày 13/12/2024: Đêm văn nghệ tri ân Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ tại Đền Nguyễn Công Trứ, xã Quang Thiện.
Kính đề nghị toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân theo dõi và tham gia các hoạt động nhân kỷ niệm 166 năm Ngày mất của Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ tại Đền Nguyễn Công Trứ và Nhà văn hoá xã Quang Thiện.
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
-
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 130 về quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội và hỗ trợ một số đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh
Ban hành: 08/12/2023
-
Sửa đổi, bổ sung một số điều về Quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội và hỗ trợ một số đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết 130
Ban hành: 12/08/2023
-
Hướng dẫn về việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và việc công nhận vùng an toàn khu, xã an toàn khu, xã đảo, đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng Lao động khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030
Ban hành: 29/07/2023
-
Quy định chính sách hỗ trợ điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung cho người có công với cách mạng và thân nhân liệt sỹ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 12/07/2023
-
Quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội và hỗ trợ một số đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh chưa được quy định tại Nghị định số 20/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ
Ban hành: 10/12/2021
-
Quy định về xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện
Ban hành: 01/02/2019
-
Giới thiệu điểm mới tại thông tư số 93/2017/TT-BTC ngày 19/9/2017 về phương pháp tính thuế GTGT
Ban hành: 20/09/2017
-
Thông tư sửa đổi, bổ sung thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ tài chính
Ban hành: 27/04/2017
-
Quyết định về việc ban hành Quy trình quy định về trình tự thủ tục xác minh tình trạng hoạt động, thông báo công khai thông tin, xử lý và khôi phục mã số thuế đối với người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế.
Ban hành: 05/04/2017
-
Quyết định Ban hành Quy chế hoạt động của ban biên tập trang thông tin điện tử Ủy ban nhân dân thành phố Ninh Bình
Ban hành: 03/03/2017
Lượt truy cập: 82292
Trực tuyến: 6
Hôm nay: 62